Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 7: Những đặc tính cố hữu của khủng hoảng truyền thông – Học viện Doanh nhân MVV Academy

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông - Ngày 7: Những đặc tính cố hữu của khủng hoảng truyền thông

Jul 25, 2018

Đặc tính thứ năm của khủng hoảng truyền thông là việc bạn bị giám sát chặt chẽ từ bên ngoài, và những vấn đề của quá khứ sẽ bị đào bới trở lại (đặc tính “không có ai, không có cái gì bị lãng quên trong thời đại Internet”). Vào khoảng cuối năm 2003, chúng tôi được mời tới tư vấn cho một công ty sản xuất thức ăn gia súc về cách thức quản lý một cuộc khủng hoảng. Tháng 5 năm 2013, anh T. một nông dân ở huyện Củ Chi (TPHCM) có mua sản phẩm của công ty làm thức ăn cho đàn heo sữa gần một trăm con của mình. Từ ngày mua cho đến ngày 10/7/2003, đàn heo bị tiêu chảy kéo dài, dù anh T. đã điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tổng cộng đã có 44 con heo bị chết. Anh T đã liên lạc với công ty và yêu cầu bồi thường cho số heo chết của mình (số tiền anh T. yêu cầu là 88 triệu đồng).

Công ty sản xuất thức ăn gia súc nọ kiên quyết từ chối yêu cầu bồi thường của anh T., viện dẫn (đúng lý) là không ai chứng minh được đàn heo của anh T. bị chết là do sử dụng sản phẩm của công ty họ. Hơn nữa, biên bản khám nghiệm đàn heo chết do một bác sĩ thú y xác nhận đàn heo bị chết do bị dịch tả chứ không phải do thức ăn. Anh T. liền liên lạc với báo T.N đề nghị “phóng viên vào cuộc”. Nhưng ngay cả khi sự việc được đăng tải trên báo T.N, cũng không có nhiều người chú ý đến thông tin này, do bài báo cũng đưa thông tin khách quan rằng đàn heo của anh T. chết do bị dịch tả. Anh T. khởi kiện ra toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai, nhưng yêu cầu bồi thường của anh vẫn bị bác do không có bất cứ một lý do nào chứng minh được có sự liên quan giữa sản phẩm của công ty với nguyên nhân đàn heo của anh chết do dịch tả, cho dù mẫu kiểm nghiệm sản phẩm của công ty sản xuất thức ăn gia súc nọ cho thấy hàm lượng khuẩn E.Coli trong sản phẩm lớn hơn mức độ cho phép.

Sai lầm của công ty này là ở sự kiện sau đó. Khi phát hiện hàm lượng khuẩn E.Coli có trong sản phẩm của mình vượt quá ngưỡng cho phép, họ âm thầm thu hồi sản phẩm của mình trên thị trường. Là một người tinh ranh, anh T. lập tức phát hiện ra vấn đề và đánh động báo chí (“nếu như họ không làm điều gì sai sót, tại sao họ lại phải âm thầm thu hồi sản phẩm của mình”). Anh lại tiếp tục “đánh động” báo T.N và những báo khác. Nhưng vấn đề này đã không còn yếu tố tạo tin, cho nên một số phóng viên bắt đầu xem xét một loạt các vấn đề khác nhau, từ ưu đãi đầu tư, năng lực tài chính, cách thu mua sản phẩm của nông dân, cách sử dụng lao động…vv. Và kết quả là công ty sản xuất thức ăn gia súc này buộc phải đối mặt với hàng loạt những cáo buộc và chi phí cho việc quản trị truyền thông và các chi phí khác trở nên lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền mà ban đầu anh T. đã đòi hỏi.

Đặc tính thứ sáu của khủng hoảng truyền thông, đó là tâm lý hoảng loạn vì bị bao vây của những người trong cuộc. Bạn sẽ làm gì nếu mỗi sáng mai thức dậy, bạn thấy dường như cả thế giới đang đứng lên chống lại bạn, khi hàng chục trang báo hàng ngày chỉ chăm chú khai thác các khía cạnh tiêu cực của sự kiện xảy ra, bất kể việc họ từng có quan hệ thân thiết với bạn đến đâu, hay những trang báo mạng chất đầy những bình luận kích động, nghiệt ngã và không công bằng, hay những cuộc gọi không dứt yêu cầu trả lời phỏng vấn, phát ngôn hay cung cấp thông tin, hay khi sếp của bạn, từ giám đốc khu vực đến Tổng giám đốc không ngừng gọi điện cho bạn hỏi đến khi nào bạn mới giải quyết vấn đề, hay những cuộc điện thoại đầy lo âu của nhân viên bán hàng, của các nhà phân phối yêu cầu “phải hành động ngay lập tức”, hay những thông tin rỉ tai về phản ứng tiêu cực của các quan chức thuộc cơ quan quản lý. Ngay cả những cuộc điện thoại thăm hỏi của người thân, bạn bè hay đối tác cũng làm bạn muốn phát điên. Áp lực khủng khiếp, sự sợ hãi và cảm giác bị khủng bố về tinh thần thường là bạn đồng hành của bạn trong thời gian đó.

Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn

Xem thêm:

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 1
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 2
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 3
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 4
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 5
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 6
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 8
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 9
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 10
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 11
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 12

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 13

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông - Ngày 7: Những đặc tính cố hữu của khủng hoảng truyền thông

Jul 25, 2018

Đặc tính thứ năm của khủng hoảng truyền thông là việc bạn bị giám sát chặt chẽ từ bên ngoài, và những vấn đề của quá khứ sẽ bị đào bới trở lại (đặc tính “không có ai, không có cái gì bị lãng quên trong thời đại Internet”). Vào khoảng cuối năm 2003, chúng tôi được mời tới tư vấn cho một công ty sản xuất thức ăn gia súc về cách thức quản lý một cuộc khủng hoảng. Tháng 5 năm 2013, anh T. một nông dân ở huyện Củ Chi (TPHCM) có mua sản phẩm của công ty làm thức ăn cho đàn heo sữa gần một trăm con của mình. Từ ngày mua cho đến ngày 10/7/2003, đàn heo bị tiêu chảy kéo dài, dù anh T. đã điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng tổng cộng đã có 44 con heo bị chết. Anh T đã liên lạc với công ty và yêu cầu bồi thường cho số heo chết của mình (số tiền anh T. yêu cầu là 88 triệu đồng).

Công ty sản xuất thức ăn gia súc nọ kiên quyết từ chối yêu cầu bồi thường của anh T., viện dẫn (đúng lý) là không ai chứng minh được đàn heo của anh T. bị chết là do sử dụng sản phẩm của công ty họ. Hơn nữa, biên bản khám nghiệm đàn heo chết do một bác sĩ thú y xác nhận đàn heo bị chết do bị dịch tả chứ không phải do thức ăn. Anh T. liền liên lạc với báo T.N đề nghị “phóng viên vào cuộc”. Nhưng ngay cả khi sự việc được đăng tải trên báo T.N, cũng không có nhiều người chú ý đến thông tin này, do bài báo cũng đưa thông tin khách quan rằng đàn heo của anh T. chết do bị dịch tả. Anh T. khởi kiện ra toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai, nhưng yêu cầu bồi thường của anh vẫn bị bác do không có bất cứ một lý do nào chứng minh được có sự liên quan giữa sản phẩm của công ty với nguyên nhân đàn heo của anh chết do dịch tả, cho dù mẫu kiểm nghiệm sản phẩm của công ty sản xuất thức ăn gia súc nọ cho thấy hàm lượng khuẩn E.Coli trong sản phẩm lớn hơn mức độ cho phép.

Sai lầm của công ty này là ở sự kiện sau đó. Khi phát hiện hàm lượng khuẩn E.Coli có trong sản phẩm của mình vượt quá ngưỡng cho phép, họ âm thầm thu hồi sản phẩm của mình trên thị trường. Là một người tinh ranh, anh T. lập tức phát hiện ra vấn đề và đánh động báo chí (“nếu như họ không làm điều gì sai sót, tại sao họ lại phải âm thầm thu hồi sản phẩm của mình”). Anh lại tiếp tục “đánh động” báo T.N và những báo khác. Nhưng vấn đề này đã không còn yếu tố tạo tin, cho nên một số phóng viên bắt đầu xem xét một loạt các vấn đề khác nhau, từ ưu đãi đầu tư, năng lực tài chính, cách thu mua sản phẩm của nông dân, cách sử dụng lao động…vv. Và kết quả là công ty sản xuất thức ăn gia súc này buộc phải đối mặt với hàng loạt những cáo buộc và chi phí cho việc quản trị truyền thông và các chi phí khác trở nên lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền mà ban đầu anh T. đã đòi hỏi.

Đặc tính thứ sáu của khủng hoảng truyền thông, đó là tâm lý hoảng loạn vì bị bao vây của những người trong cuộc. Bạn sẽ làm gì nếu mỗi sáng mai thức dậy, bạn thấy dường như cả thế giới đang đứng lên chống lại bạn, khi hàng chục trang báo hàng ngày chỉ chăm chú khai thác các khía cạnh tiêu cực của sự kiện xảy ra, bất kể việc họ từng có quan hệ thân thiết với bạn đến đâu, hay những trang báo mạng chất đầy những bình luận kích động, nghiệt ngã và không công bằng, hay những cuộc gọi không dứt yêu cầu trả lời phỏng vấn, phát ngôn hay cung cấp thông tin, hay khi sếp của bạn, từ giám đốc khu vực đến Tổng giám đốc không ngừng gọi điện cho bạn hỏi đến khi nào bạn mới giải quyết vấn đề, hay những cuộc điện thoại đầy lo âu của nhân viên bán hàng, của các nhà phân phối yêu cầu “phải hành động ngay lập tức”, hay những thông tin rỉ tai về phản ứng tiêu cực của các quan chức thuộc cơ quan quản lý. Ngay cả những cuộc điện thoại thăm hỏi của người thân, bạn bè hay đối tác cũng làm bạn muốn phát điên. Áp lực khủng khiếp, sự sợ hãi và cảm giác bị khủng bố về tinh thần thường là bạn đồng hành của bạn trong thời gian đó.

Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn

Xem thêm:

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 1
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 2
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 3
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 4
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 5
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 6
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 8
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 9
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 10
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 11
Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 12

Quản lý Khủng hoảng Truyền thông – Ngày 13